Thời tiết trở lạnh khiến cho trẻ bị ho rất nhiều. Khi đó các mẹ đừng vội vàng mua thuốc kháng sinh cho con dùng bởi rất hại cho trẻ, chỉ khi bắt buộc mới nên dùng. Trị ho có rất nhiều bài thuốc từ thiên nhiên cũng như từ các thực phẩm. Các mẹ hãy chú ý nhé!
1. Những món dành cho trẻ bị ho
– Các món ăn nhiều nước: Khi trẻ ho thì việc ăn uống sẽ không được ngon miệng cũng như lúc này trẻ cần bổ sung rất nhiều nước. Do đó, với các thức ăn có nhiều nước và dễ tiêu chính là điều các mẹ cần chú ý: cháo, súp, bún… Bên cạnh đó, khi nấu các mẹ chú ý bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin A, C để tăng cường đề kháng và bổ sung chất cho con.
– Nước lá mơ lông: Lá mơ lông là loại rất dễ tìm mua ở chợ. Các mẹ chú ý không nên dùng quá nhiều và dài ngày bởi lá mơ lông có tính nóng cũng khiến cho trẻ bị táo bón nếu dùng quá dài ngày. Lá mơ lông rửa sạch, cùng vỏ quýt giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội lấy 200ml nước thuốc, cho mật ong vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 – 5 ngày.
– Nước mía, húng chanh hấp: mía xanh 30g, lá húng chanh 30g. Mía xanh đem nướng cho vàng vỏ, ép lấy nước, cho vào bát cùng lá húng chanh đã rửa sạch thái nhỏ đem hấp cách thủy, lá húng chanh chín vắt lấy nước bỏ bã. Uống ngày 4 – 5 lần, uống liền 3 ngày.
– Cháo tía tô, cháo tỏi: lá tía tô và tỏi là 2 thực phẩm chứa nhiều tinh dầu và chất kháng khuẩn hỗ trợ việc điều trị ho. Các mẹ có thể nấu cháo tía tô kèm với thịt nạc để con ăn vừa giải cảm, vừa trị ho. Với cháo tỏi các mẹ chỉ cần nấu với thịt nạc, tỏi nên dùng tỏi ta sẽ thơm hơn, hiệu quả hơn. Đem chiên đều tỏi thơm, vàng và ăn kèm rất tốt.
– Nước đu đủ: Hoa đu đủ là một vị thuốc trong Đông ý có vị đắng, trị ho, tiêu đờm vô cùng hiệu quả. Hoa đu đủ đực, lá chanh rửa sạch thái nhỏ, cùng đường phèn cho vào bát đem hấp cách thủy. Khi hoa đu đủ, lá chanh chín, dùng vải mỏng vắt lấy nước bỏ bã. Uống mỗi lần 4 thìa cà phê, cách 2 giờ uống một lần, cần uống liền 4 – 5 ngày.
2. Trẻ bị ho nên kiêng ăn gì?
– Đồ chiên: Khi bị ho nếu trẻ ăn nhiều đồ chiên dầu mỡ đều không tốt, khiến cho cổ họng sinh đờm làm tình trạng xấu hơn.
– Cá, tôm, cua: Khi ho nên tránh cho trẻ ăn tôm, cua, cá. Nhiều mẹ do không chú ý đã cho con ăn để bổ sung chất nhưng khiến cho trẻ ho nhiều hơn. Khi ăn chất tanh cũng như vỏ tôm, cua mặc dù nhỏ thôi nhưng đi qua cổ họng gây ngứa, dị ứng khiến trẻ ho nhiều hơn.
– Đậu phộng, hạt dưa, sô cô la: Khi ăn những thực phẩm này khiến trẻ bị khát nước, sinh đờm nhiều.
– Đồ ngọt, nhiều dầu gây béo: Theo Đông y, ho phần lớn do phổi bị nhiệt gây ra. Khi ăn đồ ngọt, dầu mỡ đều khiến cơ thể sản sinh ra lượng nhiệt lớn khiến cho bệnh ho ngày càng trở nên nặng hơn.
– Thực phẩm để lạnh: Trẻ bị ho tuyệt đối không được ăn đồ lạnh, uống nước lạnh sẽ khiến cổ họng bị tổn thương do giảm nhiệt độ đột ngột.
Thời tiết thay đổi thường xuyên đặc biệt thời điểm giao mùa các mẹ nên chú ý phòng tránh cho trẻ để tránh bị ho. Khi ra đường nên chú ý cho trẻ đeo khẩu trang, thường xuyên xúc miệng bằng nước muối, nước súc miệng để hệ hô hấp được khỏe mạnh.
Chúc bạn vui khỏe!
Tác giả: Bích Ngọc
Tin mới
- Phòng và điều trị viêm thanh quản cấp ở trẻ – 08/01
- Trẻ bị viêm phế quản nên và không nên ăn gì – 23/12
- Cách phòng tránh bệnh viêm họng cho trẻ – 22/12
- Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị viêm phổi – 17/12
- Triệu chứng và cách điều trị bệnh ho gà ở trẻ – 17/12