Trẻ chậm nói không gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cơ th. Tuy nhiên, nếu như kéo dài tình trạng này lâu sẽ khiến khả năng học hỏi của trẻ gặp nhiều hạn chế. Bố mẹ cần biết rõ các thông tin liên quan về triệu chứng này và đưa ra các phương thức chữa trị kịp thời cho trẻ.
👉👉👉 Trẻ chậm nói phải làm sao? 9 lời khuyên từ chuyên gia
Thông tin liên quan về trẻ chậm nói
Trẻ chậm nói là những trẻ kém hoạt ngôn hơn so với những bạn bè đồng trang lứa. Có thể lý giải một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như sau:
Nguyên nhân do cơ quan phát âm: Vấn đề này liên quan tới các bệnh bẩm sinh liên quan tới tai – mũi – họng ở trẻ. Nghiêm trọng hơn, trẻ khiếm khuyết trong sự phát triển não bộ, viêm màng não,… làm hạn chế khả năng giao tiếp của trẻ.
Nguyên nhân do tác động tâm lý: Đa phần những trẻ chậm nói được sinh ra và lớn lên ở các gia đình có bố mẹ bận rộn công việc nhiều, hoặc trẻ gặp phải biến cố lớn gây tác động tới tâm lý trẻ. Trẻ dần thu mình lại và không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh.
Nguyên nhân do chứng tự kỷ: Chứng tự kỷ là một trong số các nguyên nhân gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của bệnh tự kỷ không quá nghiêm trọng, thay vì trẻ diễn đạt ý muốn bằng lời nói, trẻ có xu hướng dùng hành động như la hét, cáu kỉnh,… để mọi người xung quanh chú ý hơn.
Bố mẹ nên làm gì khi trẻ nhà mình chậm nói
Bố mẹ cần xác định rõ xem trẻ nhà mình có mắc phải triệu chứng chậm nói hay không? Từ đó đưa ra phương án giải quyết phù hợp nhất. Trong đó, các dấu hiệu thể hiện trẻ bị chậm nói như sau:
- Từ 6 đến 8 tuần tuổi: Trẻ khó khăn trong việc phản ứng lại cuộc trò chuyện của người lớn. Không bị ảnh hưởng bởi những âm thanh từ phía bên ngoài như tiếng gọi, tiếng trêu đùa,…
- Từ 2 tháng tuổi: Phần lớn trẻ chỉ nằm im mà không phát ra những âm thanh dễ nói như “ê”, “a”,…
- Từ 3 tháng tuổi: Trẻ thờ ơ lại với mọi người xung quanh.
- Từ 4 tháng tuổi: Trẻ không nhận thức được người lớn đang gọi tên của mình.
- Từ 6 tháng tuổi: Lúc này trẻ bình thường biết cười, đùa lại với người lớn. Tuy nhiên với trẻ chậm nói lại không dễ dàng làm điều đó.
- Từ 8 tháng tuổi: Trẻ đã có thể phát âm các chữ có 2 âm tiết dễ dàng “mẹ”, “bố”, “ma ma” hoặc biết vỗ tay nếu như được yêu cầu.
- Từ 2 đến 3 tuổi trở lên: Trẻ vẫn chưa thể nói được các từ đơn, các câu đơn giản bao gồm 2 – 3 từ. Bên cạnh đó, trẻ khó khăn trong việc diễn đạt ý mà chúng muốn, thường quấy khóc hoặc la hét để biểu lộ bản thân.
Cách luyện tập phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói
Quá trình chữa trị triệu chứng chậm nói ở trẻ là một quá trình dài và đòi hỏi bố mẹ cần có sự kiên nhẫn mới thành công nhanh chóng. Cụ thể một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói dưới đây sẽ giúp ích cho bạn đọc:
Chỉnh cho trẻ phát âm đúng đúng
Lúc mới bắt đầu tập nói trẻ thường phát âm sai, nói ngọng hay nói líu. Trong quá trình dạy trẻ chậm nói, bố mẹ không nên bắt chước cách nói của trẻ. Điều này rất dễ khiến trẻ nói sai, nói lung tung và lâu dần trở thành thói quen khó sửa.
Tạo môi trường giao tiếp rộng hơn cho trẻ
Việc đưa trẻ đi nhà trẻ, đến các khu vui chơi sẽ tạo môi trường tiếp xúc nhiều với bạn bè đồng trang lứa. Trẻ sẽ trở nên mạnh dạn, nhanh nhẹn, không sợ hãi và có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
Trả lời mọi câu hỏi của trẻ
Trẻ không những giao tiếp với bố mẹ qua lời nói mà còn muốn nói chuyện thông qua thái độ, cử chỉ. Vì vậy, bố mẹ cần khuyến khích trẻ hành động nếu muốn lấy thứ gì đó. Đây là cách dạy trẻ chậm nói đơn giản nhưng được nhiều chuyên gia đánh giá cao.
Nói chuyện thường xuyên với trẻ
Bố mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Việc thiết yếu nhất chính là thường xuyên nói chuyện với trẻ bằng cách đọc sách, kể chuyện, ca hát,… cùng trẻ. Có thể cho trẻ tập nói bằng cách chỉ đồ vật trong nhà và yêu cầu trẻ nói to tên đồ vật đó.
Bắt đầu từ những câu đơn giản
Bố mẹ có thể bắt đầu bằng những từ liên quan đến các tình huống giao tiếp hàng ngày. Hãy sử dụng hình ảnh trực quan để dạy trẻ giao tiếp trước. Bên cạnh, bố mẹ không nên cho trẻ xem tivi quá lâu. Thay vào đó, hãy cố gắng ngồi cạnh trẻ để thảo luận về tình huống trên tivi, giúp trẻ hình thành thói quen giao tiếp hai chiều.
Nhờ tới sự giúp đỡ của bệnh viện
Nếu thấy trẻ có một số triệu chứng chậm phát triển ngôn ngữ nghiêm trọng, bố mẹ cần cho trẻ đi khám để được tư vấn cách chữa trị kịp thời, khắc phục tình trạng sớm.
Trên đây là những thông tin có liên quan về trẻ chậm nói phải làm sao. Từ đó, bố mẹ được cung cấp thêm những kiến thức về cách rèn luyện phát triển ngôn ngữ cho trẻ.